Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Pháp sa vào “vũng lầy Mistral”
Tờ báo Pháp Liberation vừa đưa ra bình luận làm đau lòng người Pháp rằng, châu Âu và NATO sẽ không có cách gì giúp Pháp trong vụ Mistral, thực sự nước này đang rơi vào “vũng lầy không lối thoát”.

 


Pháp đừng trông đợi vào Mỹ-EU-NATO

 

Trong một bài viết đăng tải ngày 16-5, tờ Liberation của Pháp đã đưa ra lời khuyên rằng, Pháp đừng trông chờ gì vào sự giúp đỡ của các đồng minh trong thương vụ Mistral. Mỹ sẽ không dại gì bỏ tiền ra giúp Pháp, trong khi EU và NATO không có tiền để mua Mistral.

 

Theo tờ báo Pháp, chi phí lưu giữ và bảo đảm cho các tàu Sevastopol và Vladivostok ở cảng Saint-Nazaire quá đắt đỏ đối với Pháp, dự tính Paris phải chi tới 5 triệu euro/tháng cho 2 con tàu này. Mà càng để lâu, chi phí bảo đảm cho chúng sẽ càng tăng thêm.

 

Nhà máy đóng tàu STX không thể kham nổi mà chính phủ Pháp cũng không đào đâu ra ngân sách cho khoản chi “trời ơi đất hỡi” này. Chỉ còn một cách duy nhất là Pháp sẽ phải tháo dỡ các tàu Mistral nếu từ chối trao cho Nga - báo Liberation nhận định.

 

Liberation phân tích, Paris muốn Moscow đồng ý với nguyên tắc bán lại tàu cho bên thứ ba, nhưng cả trong tình huống Nga đồng ý với đề xuất đó, Pháp cũng không thể tìm được người mua, bởi các tàu vốn được thiết kế đáp ứng nhu cầu của Nga nên sẽ rất khó bán lại.

 

Ngoài ra, "thị trường tiêu thụ Mistral cũng không lớn". Để sở hữu những con tàu này cần có 1 quốc gia có chiến lược hải quân mang tính can dự toàn cầu và ngân sách quốc phòng vài chục tỷ USD/năm mới kham nổi. Bởi chỉ tính riêng số tiền mua lại 2 con tàu cũng đã tới gần 2 tỷ USD.

 


Mistral là tàu sân bay trực thăng, dùng trong tác chiến đổ bộ viễn dương

 

Ngoài ra, chi phí cải tạo lại 2 tàu được chế tạo cho hoạt động tác chiến ở các khu vực băng giá phủ hợp với nhu cầu sử dụng của người mua và mua sắm vài chục chiếc trực thăng tấn công, vận tải, cảnh báo sớm, săn ngầm... trang bị cho chúng cũng phải tốn thêm hàng tỷ USD nữa.

 

Nước sở hữu Mistral còn phải huy động thêm một biên đội tàu khu trục phòng không, tàu hộ vệ săn ngầm, tàu vận tải tổng hợp để hình thành một cụm tàu đổ bộ tấn công tầm xa. Điều này sẽ làm chi phí phát sinh khi mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral lên tới ít nhất là 4 tỷ USD.

 

Liberation nhận định, Mỹ sẽ không bỏ tiền cho Mistral, NATO cũng như EU đều đã ít nhất một lần bác bỏ khả năng mua Mistral vì không có ngân sách để thực hiện việc mua sắm này, hải quân Pháp đã có ba tàu nên từ chối nhận thêm bởi sẽ mất nguồn ngân sách giành cho các trang bị khác.

 

Vì vậy, không hề bi quan một chút nào khi đưa ra kết luận là Pháp chỉ còn phương án tháo dỡ các tàu để bán sắt vụn - một thủ tục tốn kém và không có gì hay ho về mặt uy tín của ngành công nghiệp quốc phòng đối với các đối tác nước ngoài" - tờ Liberation kết luận đầy chua chát.

 

Paris sa chân vào "vũng lầy không lối thoát"

 

Theo tin ngày 15-5 của báo Kommersant (Nga) dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Paris đã gửi đến Moscow dự thảo tài liệu hủy bỏ thỏa thuận liên chính phủ về việc Pháp nhận trách nhiệm đóng cho Nga 2 tàu sân bay trực thăng Mistral, cùng với bản hợp đồng đóng hai con tàu này.

 

Cụ thể, đề xuất này dự kiến sẽ hoàn trả Nga gần 785 triệu euro tiền đặt cọc nhưng “Moscow chỉ có thể nhận được khoản tiền này sau khi chính phủ Nga chuyển giao văn bản đồng ý bán lại tàu cho bên thứ ba bất kỳ mà không kèm điều kiện đặt trước”  - Kommersant trích dẫn tài liệu.

 

Pháp đã chuyển cho phía Nga đề nghị hủy hợp đồng cung cấp hai tàu chở máy bay trực thăng loại Mistral dành cho Hải quân Nga trong đó chỉ đề cập đến việc trả lại tiền nhưng không có tiền phạt. Ngoài ra, nó còn kèm theo điều kiện hết sức vô lý đối với Nga.

 

Theo nguồn tin, Nga sẽ không tán thành với kiểu ra điều kiện như vậy, bởi “tốn phí và thiệt hại của  Nga trong trường hợp phá vỡ hợp đồng ước tính vào khoảng 1,163 tỷ euro”, trong khi Pháp lại không chịu bồi thường một đồng nào ngoài khoản tiền ứng trước. Việc này sẽ làm Nga thiệt hại gần 400 triệu Euro.

 

Hơn nữa, trên con tàu có khoảng 1/3 là thiết bị của Nga mà Pháp đòi bán cho nước thứ 3 “vô điều kiện” là không thể chấp nhận được. Bởi vậy, sẽ không có bất kỳ chấp thuận tái xuất khẩu nào, không có quyết định phá bỏ hợp đồng nào được đưa ra cho đến khi các khoản tiền được hoàn trả đầy đủ.

 

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, với hợp đồng chuẩn mực của Nga và Pháp, lý do duy nhất Paris có thể hủy thỏa thuận một cách hợp pháp là một lệnh cấm vận vũ khí quốc tế, do Liên Hợp Quốc áp đặt đối với Moscow. Ngoài ra, bất cứ quyết định nào không được Nga chấp nhận cũng đều là bất hợp pháp.

 

Bởi vậy, nếu cứ khăng khăng giữ ý định bán tàu cho nước khác trong khi không được Điện Kremlin chấp nhận thì chắc chắn Nga sẽ đưa Pháp ra tòa và Paris rõ ràng là đang yếu thế so với Moscow. Ngoài khả năng thua kiện, Điện Élysée cũng đứng trước thảm họa rất lớn về sụt giảm uy tín trước các đối tác quốc tế.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga bị các nước láng giềng bao vây (17-05-2015)
    Pháp lật bài với Nga trong ván bài Mistral (16-05-2015)
    Khi chim ưng quay đầu về hướng Đông (16-05-2015)
    Thông điệp ớn lạnh của thủ lĩnh IS (15-05-2015)
    Ukraine chiến đấu đến “giọt máu cuối cùng” (15-05-2015)
    Ấn Độ giận dữ khi bị TQ chặn yết hầu ra biển (15-05-2015)
    Nga, Trung "khiêu chiến" với NATO? (15-05-2015)
    “Bội ước” với Nga, Pháp hứng quả đắng (15-05-2015)
    Lý do Pháp tăng cường quan hệ với Cuba (14-05-2015)
    Reuters: “Nga-Trung” chặt đến mức nào? (14-05-2015)
    HQ bác tin ông Kim Jong-un đầu độc cô ruột (14-05-2015)
    Sri Lanka tâm điểm đối đầu Ấn - Trung? (14-05-2015)
    John Kerry gặp Putin để ‘làm lành’? (13-05-2015)
    Ấn Độ thăm TQ, là bạn hay thù? (13-05-2015)
    Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên bị xử tử? (13-05-2015)
    An ninh Hàn Quốc trong 'làn đạn' Mỹ-Trung (12-05-2015)
    Anh rập rình, Châu Âu lo ngại (12-05-2015)
    Trung Quốc đang "tàn phá" không gian (12-05-2015)
    Kim Jong-un đã ra lệnh đầu độc cô ruột? (12-05-2015)
    Lãnh đạo phương Tây “hứng đòn” (11-05-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153162773.